[Tư vấn Marketing4u - Trải nghiệm Marketing] - Customer Insigth vẫn là một bộ môn rất khó trong Marketing. Marketing4u sẽ cố gắng tổng hợp những tư liệu về chủ đề này để gửi đến các bạn đọc.
American Economic Review! Đó là tạp chí khoa học kinh tế hàng đầu thế giới, tờ tạp chí chỉ đăng những nghiên cứu kinh tế học có tính cách mạng (to hoặc nhỏ).
American Economic Review! Đó là tạp chí khoa học kinh tế hàng đầu thế giới, tờ tạp chí chỉ đăng những nghiên cứu kinh tế học có tính cách mạng (to hoặc nhỏ).
Cũng phải nói trước là nghiên cứu này không đưa ra được bất cứ kiến nghị chính sách cụ thể nào cho Việt Nam. Đề cương nghiên cứu này mà được trình cho những nhà làm giáo dục đại học Việt Nam để xin tài trợ thì chắc bị bác ngay từ đầu.
Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn có tính cách mạng đối với Việt Nam. Tôi sẽ nói rõ trong phần cuối bài này.
Nghiên cứu sự ưa thích hay sở thích (preferences) của con người là vấn đề trung tâm của kinh tế học. Con người ưa thích gì và như thế nào có tính quyết định đến các kết quả kinh tế. Nếu một nhóm người nào đó mà quá sợ rủi ro thì nhóm đó nhiều khả năng sẽ nghèo vì không dám đầu tư kinh doanh. Nếu 1 nhóm người sống vội chẳng biết đợi chờ thì nhóm đó chắc sẽ có tương lai mờ mịt vì không chịu đầu tư vào giáo dục hoặc đọc sách thánh hiền mà toàn chỉ thích ra vũ trường đốt tiền cho đã rồi về ngủ.
Vấn đề là sự ưa thích này nằm sâu trong đầu mỗi người, lẫn lộn với những thứ khác. Một hành vi biểu hiện nào đó ra bên ngoài, chẳng hạn một người bỏ công ăn việc làm chắc chắn để đào quặng (gì đó) ở sân sau nhà, thì có nhiều động cơ thúc đẩy, chứ không riêng gì sở thích các cơ hội rủi ro. Cho nên quan sát hành vi rồi kết luận sự ưa thích cao hay thấp thì không đúng đắn lắm. Vậy các nhà kinh tế học đo lường sự ưa thích như thế nào?
Các tác giả tiến hành đo đạc sự ưa thích rủi ro (risk preferences) và sở thích về thời gian (time preferences- hay là sự thiếu kiên nhẫn gì gì cũng được) của người dân nông thôn ở miền bắc và nam của Việt Nam dùng phương pháp thực nghiệm kinh tế học (economic experiment). Phương pháp này không phải là cách khảo sát thu thập số liệu bằng phiếu điều tra như thông thường, mà giống như một trò chơi (game), giống như các trò chơi truyền hình ai trả lời tốt các câu hỏi người đó thắng được nhiều tiền. Số tiền người tham gia thực nghiệm kinh tế học thu được phụ thuộc vào các quyết định của họ đối với các tình huống được đưa ra. Giả sử có 2 phương án, bạn sẽ có 40.000 đồng với xác suất 30% và 10.000 với xác suất 70%, bạn chọn phương án nào?
Các tác giả đo lường sự ưa thích rủi ro dựa vào Prospect theory của Kahneman và Tversky, cho phép đo được sự không thích rủi ro (risk aversion) và sự không thích mất mát (loss aversion) của con người, thay vì dựa vào Expected utility theory như thông thường (chỉ cho phép đo được risk aversion).
Sở thích về thời gian (time preference) thì cũng được đo theo phương pháp mới (và cũng không mới lắm) với giả định là sở thích về thời gian không phải là một hằng số như giả định của phương pháp hàm số mũ thông thường. Sở thích về thời gian bây giờ được ước lượng dựa trên 3 yếu tố: sự thiên lệch về hiện tại (present-bias), suất chiết khấu (discount rate) và tham số định dạng hàm số chiết khấu (hyperbolicity).
Kết quả nghiên cứu cho thấy sở thích về thời gian của người Việt Nam cũng tương tự sở thích ở các nơi khác. Người giàu người nghèo gì cũng đặc biệt quan tâm đến hiện tại. Tuy nhiên người giàu thì kiên nhẫn, nhìn về tương lai xa hơn hơn người nghèo, các yếu tố khác không đổi. Kết quả này hàm ý muốn tránh chuyện bán tài nguyên thu lợi ngay lập tức như vụ Bô xít, ta phải giàu hơn trước đã (xin lỗi là đã nhắc lại chuyện này)? Tôi không chắc, những người quyết định chuyện này chẳng phải rất giàu rồi sao, còn những người phản đối thì nghèo?
Sự không thích rủi ro và sự không thích mất mát của người Việt Nam không khác nhiều so với trung bình trên thế giới. Ngư dân có xu hướng thích rủi ro hơn những người làm nghề khác (môi trường sống quy định sở thích?). Người có học vấn cao có xu hướng ít thích rủi ro (cho nên toàn thấy dân đen đi đầu trong cách mạng?). Người già thì không thích rủi ro. Người miền Nam sợ sự mất mát hơn người miền Bắc. Hơi ngạc nhiên? Các tác giả đã có ngay lý giải: người miền Bắc có thời gian dài sống trong chế độ bao cấp, luôn có cái van an toàn là hợp tác xã hay nhà nước nên ít sợ mất mát. Hàm lượng khoa học của bài viết rất cao, nhưng theo tôi đây là lý giải kém khoa học nhất trong bài viết. Các tác giả chi đoán vậy thôi chứ không đưa ra được bằng chứng khoa học nào về chuyện này. Thông thường để lý giải sự khác nhau về một kết quả nào đó giữa miền Bắc và miền Nam, người ta dựa ngay vào sự khác biệt thể chế chính trị trước đây. Tất nhiên thể chế chính trị là một trong những yếu tố quyết định kết quả kinh tế. Tuy nhiên cấu trúc văn hóa xã hội ở địa phương (local institutions) cũng có vai trò quy định kết quả kinh tế. Tôi hoàn toàn có thể lý luận rằng ở miền Bắc, cấu trúc làng xã họ tộc rất chặt chẽ, hơn hẳn ở miền Nam, nghĩa là vốn xã hội (social capital) sẽ cao hơn. Vốn xã hội này chính là một cái van an toàn (safety net) cho người dân trước các mất mát có thể xảy ra. Có thể người miền Bắc có cái van an toàn tốt hơn nên ít sợ mất mát hơn người miền Nam.
Còn một vấn đề nữa mà các tác giả nghiên cứu này không đề cập khi lý giải kết quả khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Đó có thể là cái cách người miền Bắc và người miền Nam nhìn cái trò chơi (à, là thực nghiệm kinh tế học) mà họ tham gia khác nhau, dẫn đến quyết định trong trò chơi là khác nhau. Ví dụ, có thể người miển Bắc vốn sĩ diện, nên khi ra một quyết định trong trò chơi, biết có người khác quan sát, họ sẽ quyết định khác đi so với động cơ thật sự của mình.
Bây giờ là lúc nói đến tính cách mạng của bài viết đối với Việt Nam. Tôi dự đoán sẽ có cuộc cách mạng FDI nhỏ. FDI có nghĩa là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Sẽ có rất nhiều nhà kinh tế học hành vi nước ngoài muốn đến Việt Nam làm nghiên cứu thực nghiệm. Còn dân ta thì cứ tham gia trò chơi và có thu nhập. Chẳng phải các tác giả đã viết là người dân Việt Nam nghèo nhưng có học, cho nên thực hiên thực nghiệm kinh tế học tại Việt Nam là lý tưởng. Có học nên hiểu được nội dung thực nghiệm, nghèo nên chỉ cần một ít tiền cho trò chơi là họ có thể nghiêm túc chơi để đạt được số tiền đó.
Tự hào quá, nghèo nhưng có học. Nhưng tại sao có học lại nghèo?
Cuối cùng, tại sao báo cáo nghiên cứu này được đăng trên American Economic Review? Các thực nghiệm kinh tế học trong nghiên cứu là dạng thực nghiệm phòng thí nghiệm (lab-experiment), không phải dạng thực nghiệm tự nhiên (natural field experiment). Phương pháp đo lường tuy có mới nhưng không phải là phương pháp được sử dụng lần đầu tiên. Các tác giả là những đầu bếp rất khéo. Họ thành công khi trộn những nguyên liệu đã biết thành một món mới. Đây là nghiên cứu đầu tiên dùng thực nghiệm đo lường sở thích rủi ro, thời gian với các tham số khác nhau và kết hợp với kết quả khảo sát xã hội học để giải thích kết quả thực nghiệm, thực hiện ở một nước đang phát triển. Đó cũng là cuộc cách mạng (nhỏ) trong học thuật.
Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn có tính cách mạng đối với Việt Nam. Tôi sẽ nói rõ trong phần cuối bài này.
Nghiên cứu sự ưa thích hay sở thích (preferences) của con người là vấn đề trung tâm của kinh tế học. Con người ưa thích gì và như thế nào có tính quyết định đến các kết quả kinh tế. Nếu một nhóm người nào đó mà quá sợ rủi ro thì nhóm đó nhiều khả năng sẽ nghèo vì không dám đầu tư kinh doanh. Nếu 1 nhóm người sống vội chẳng biết đợi chờ thì nhóm đó chắc sẽ có tương lai mờ mịt vì không chịu đầu tư vào giáo dục hoặc đọc sách thánh hiền mà toàn chỉ thích ra vũ trường đốt tiền cho đã rồi về ngủ.
Vấn đề là sự ưa thích này nằm sâu trong đầu mỗi người, lẫn lộn với những thứ khác. Một hành vi biểu hiện nào đó ra bên ngoài, chẳng hạn một người bỏ công ăn việc làm chắc chắn để đào quặng (gì đó) ở sân sau nhà, thì có nhiều động cơ thúc đẩy, chứ không riêng gì sở thích các cơ hội rủi ro. Cho nên quan sát hành vi rồi kết luận sự ưa thích cao hay thấp thì không đúng đắn lắm. Vậy các nhà kinh tế học đo lường sự ưa thích như thế nào?
Các tác giả tiến hành đo đạc sự ưa thích rủi ro (risk preferences) và sở thích về thời gian (time preferences- hay là sự thiếu kiên nhẫn gì gì cũng được) của người dân nông thôn ở miền bắc và nam của Việt Nam dùng phương pháp thực nghiệm kinh tế học (economic experiment). Phương pháp này không phải là cách khảo sát thu thập số liệu bằng phiếu điều tra như thông thường, mà giống như một trò chơi (game), giống như các trò chơi truyền hình ai trả lời tốt các câu hỏi người đó thắng được nhiều tiền. Số tiền người tham gia thực nghiệm kinh tế học thu được phụ thuộc vào các quyết định của họ đối với các tình huống được đưa ra. Giả sử có 2 phương án, bạn sẽ có 40.000 đồng với xác suất 30% và 10.000 với xác suất 70%, bạn chọn phương án nào?
Các tác giả đo lường sự ưa thích rủi ro dựa vào Prospect theory của Kahneman và Tversky, cho phép đo được sự không thích rủi ro (risk aversion) và sự không thích mất mát (loss aversion) của con người, thay vì dựa vào Expected utility theory như thông thường (chỉ cho phép đo được risk aversion).
Sở thích về thời gian (time preference) thì cũng được đo theo phương pháp mới (và cũng không mới lắm) với giả định là sở thích về thời gian không phải là một hằng số như giả định của phương pháp hàm số mũ thông thường. Sở thích về thời gian bây giờ được ước lượng dựa trên 3 yếu tố: sự thiên lệch về hiện tại (present-bias), suất chiết khấu (discount rate) và tham số định dạng hàm số chiết khấu (hyperbolicity).
Kết quả nghiên cứu cho thấy sở thích về thời gian của người Việt Nam cũng tương tự sở thích ở các nơi khác. Người giàu người nghèo gì cũng đặc biệt quan tâm đến hiện tại. Tuy nhiên người giàu thì kiên nhẫn, nhìn về tương lai xa hơn hơn người nghèo, các yếu tố khác không đổi. Kết quả này hàm ý muốn tránh chuyện bán tài nguyên thu lợi ngay lập tức như vụ Bô xít, ta phải giàu hơn trước đã (xin lỗi là đã nhắc lại chuyện này)? Tôi không chắc, những người quyết định chuyện này chẳng phải rất giàu rồi sao, còn những người phản đối thì nghèo?
Sự không thích rủi ro và sự không thích mất mát của người Việt Nam không khác nhiều so với trung bình trên thế giới. Ngư dân có xu hướng thích rủi ro hơn những người làm nghề khác (môi trường sống quy định sở thích?). Người có học vấn cao có xu hướng ít thích rủi ro (cho nên toàn thấy dân đen đi đầu trong cách mạng?). Người già thì không thích rủi ro. Người miền Nam sợ sự mất mát hơn người miền Bắc. Hơi ngạc nhiên? Các tác giả đã có ngay lý giải: người miền Bắc có thời gian dài sống trong chế độ bao cấp, luôn có cái van an toàn là hợp tác xã hay nhà nước nên ít sợ mất mát. Hàm lượng khoa học của bài viết rất cao, nhưng theo tôi đây là lý giải kém khoa học nhất trong bài viết. Các tác giả chi đoán vậy thôi chứ không đưa ra được bằng chứng khoa học nào về chuyện này. Thông thường để lý giải sự khác nhau về một kết quả nào đó giữa miền Bắc và miền Nam, người ta dựa ngay vào sự khác biệt thể chế chính trị trước đây. Tất nhiên thể chế chính trị là một trong những yếu tố quyết định kết quả kinh tế. Tuy nhiên cấu trúc văn hóa xã hội ở địa phương (local institutions) cũng có vai trò quy định kết quả kinh tế. Tôi hoàn toàn có thể lý luận rằng ở miền Bắc, cấu trúc làng xã họ tộc rất chặt chẽ, hơn hẳn ở miền Nam, nghĩa là vốn xã hội (social capital) sẽ cao hơn. Vốn xã hội này chính là một cái van an toàn (safety net) cho người dân trước các mất mát có thể xảy ra. Có thể người miền Bắc có cái van an toàn tốt hơn nên ít sợ mất mát hơn người miền Nam.
Còn một vấn đề nữa mà các tác giả nghiên cứu này không đề cập khi lý giải kết quả khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Đó có thể là cái cách người miền Bắc và người miền Nam nhìn cái trò chơi (à, là thực nghiệm kinh tế học) mà họ tham gia khác nhau, dẫn đến quyết định trong trò chơi là khác nhau. Ví dụ, có thể người miển Bắc vốn sĩ diện, nên khi ra một quyết định trong trò chơi, biết có người khác quan sát, họ sẽ quyết định khác đi so với động cơ thật sự của mình.
Bây giờ là lúc nói đến tính cách mạng của bài viết đối với Việt Nam. Tôi dự đoán sẽ có cuộc cách mạng FDI nhỏ. FDI có nghĩa là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Sẽ có rất nhiều nhà kinh tế học hành vi nước ngoài muốn đến Việt Nam làm nghiên cứu thực nghiệm. Còn dân ta thì cứ tham gia trò chơi và có thu nhập. Chẳng phải các tác giả đã viết là người dân Việt Nam nghèo nhưng có học, cho nên thực hiên thực nghiệm kinh tế học tại Việt Nam là lý tưởng. Có học nên hiểu được nội dung thực nghiệm, nghèo nên chỉ cần một ít tiền cho trò chơi là họ có thể nghiêm túc chơi để đạt được số tiền đó.
Tự hào quá, nghèo nhưng có học. Nhưng tại sao có học lại nghèo?
Cuối cùng, tại sao báo cáo nghiên cứu này được đăng trên American Economic Review? Các thực nghiệm kinh tế học trong nghiên cứu là dạng thực nghiệm phòng thí nghiệm (lab-experiment), không phải dạng thực nghiệm tự nhiên (natural field experiment). Phương pháp đo lường tuy có mới nhưng không phải là phương pháp được sử dụng lần đầu tiên. Các tác giả là những đầu bếp rất khéo. Họ thành công khi trộn những nguyên liệu đã biết thành một món mới. Đây là nghiên cứu đầu tiên dùng thực nghiệm đo lường sở thích rủi ro, thời gian với các tham số khác nhau và kết hợp với kết quả khảo sát xã hội học để giải thích kết quả thực nghiệm, thực hiện ở một nước đang phát triển. Đó cũng là cuộc cách mạng (nhỏ) trong học thuật.
Sưu tầm: Masgroup.vn
Theo: vneconomist
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét